Olympic Hàn Quốc vs Olympic Uzbekistan (0:1): 2-0
Kể từ khi môn bóng đá nam ASIAD dành cho cấp độ Olympic (từ năm 2002), Hàn Quốc chính là quốc gia giàu truyền thống nhất khi chỉ một kỳ duy nhất (2006) không giành được huy chương nào. 4 kỳ còn lại, Hàn Quốc 2 lần đoạt HCV và 2 lần giành HCĐ.
Kỳ này có lẽ không phải ngoại lệ khi Olympic Hàn Quốc đang là đội thể hiện thuyết phục nhất khi toàn thắng cả 5 trận đã chơi, ghi tổng cộng 23 bàn và chỉ thủng lưới 1 lần duy nhất. Bên cạnh việc gọi gần như đầy đủ những gương mặt U23 tốt nhất nước gồm cả vài cái tên đang chơi bóng ở nước ngoài (có 2 cầu thủ quá tuổi) thì cần lưu ý rằng quyết tâm của các cầu thủ Olympic Hàn Quốc còn rất cao bởi quốc gia này đã quy định những ai đoạt HCV ASIAD (cá nhân lẫn đồng đội) đều sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Vì thế trận nào, Hàn Quốc cũng chơi hết mình và không hề có chuyện nương tay với bất cứ đối thủ nào kể cả cục diện đã được định đoạt. Chính xác thì đại diện xứ Nhân sâm chưa gặp phải thử thách nào quá lớn. Đơn cư như trận tứ kết vừa rồi họ phải đụng độ chủ nhà Olympic Trung Quốc, đối thủ mạnh hơn 3 đội trước đó họ gặp nhưng kết cục đội bóng của HLV Hwang Sun-hong dễ dàng giải quyết trận đấu chỉ trong hiệp 1.
Đối thủ tại bán kết của Olympic Hàn Quốc là Olympic Uzbekistan. Xét về trình độ phát triển bóng đá, Uzbekistan khá có máu mặt ở khu vực châu Á. Tại cấp độ U23 (đội Olympic thực chất là U23+3 nên có thể xem đây là tham chiếu đánh giá phù hợp), Uzbekistan giành thành tích khá cao khi vào bán kết ở 3 giải vô địch U23 châu Á gần nhất, trong đó có chức vô địch vào năm 2018 và á quân vào năm 2022.
Tuy nhiên đây mới là lần đầu tiên Olympic Uzbekistan vào bán kết ASIAD. Hành trình vào bán kết của đại diện Trung Á cũng khó khăn hơn nhiều so với Hàn Quốc. Sau vòng bảng “đá cho vui” (vì kiểu gì cũng đi tiếp), Uzbekistan phải nhờ vào hiệp phụ mới vượt qua được Indonesia ở vòng 1/8.
Tới tứ kết, thầy trò HLV Timur Kapadze cũng mất khá nhiều sức mới thắng được Saudi Arabia sát nút (2-1). Hơn nữa, cần lưu ý Olympic Uzbekistan thực chất chỉ là đội U22 (toàn cầu thủ sinh năm 2001 trở lại đây trong khi theo thể lệ, các đội được sử dụng cầu thủ sinh từ năm 1999 và có 3 người quá tuổi). Chênh lệch tuổi tác vốn dĩ đã là bất lợi, chưa nói gì đến Hàn Quốc vẫn trên Uzbekistan vài bậc về mức độ phát triển và quyết tâm thì khỏi phải bàn. Vì thế, sẽ là bất ngờ lớn nếu Hàn Quốc không thể vào chung kết ASIAD lần thứ 3 liên tiếp